Lễ hội chùa hương ở đâu? Khi nào? Kinh nghiệm đi hội chùa Hương

Một trong những lễ hội mùa xuân ở miền Bắc không thể nào không nhắc đến đó chính là lễ hội chùa Hương – một trong những nét văn hóa đặc trưng trong dịp Tết. Hội chùa Hương được xem là “hành trình về đất Phật” nên hằng năm thu hút một lượng lớn khách từ thập phương đổ về dâng lễ chùa Hương. Vậy hôm nay hãy cùng onsetbluesfestival.com tìm hiểu về lễ hội chùa Hương chi tiết ở bài viết này nhé!

I. Hội chùa Hương tổ chức ở đâu? Diễn ra khi nào?

Lễ hội chùa Hương là một lễ hội lớn ở Việt nam được tổ chức hằng năm vào mỗi dịp xuân về thu hút lượng lớn khách du lịch tứ phương về thăm quan và hành hương. Hội chùa Hương thường diễn ra tại danh thắng chùa Hương thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cách trung tâm Hà Nội khoảng chừng 60km. Được biết khu danh thắng chùa Hương là một quần thể văn hóa – tôn giáo gồm nhiều ngôi chùa và các đến thờ khác nhau. Trung tâm của cụm đền chùa nằm ở chùa Hương ở động Hương Tích. 

Lễ hội chùa Hương diễn ra ở chùa Hương thuộc Hương Sơn huyện Mỹ Đức Hà Nội

Vậy hội chùa Hương diễn ra vào thời điểm nào trong năm? Lễ hội chùa Hương diễn ra vào từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, trong đó ngày khai hội sẽ diễn ra từ mùng 6 tháng 1 giêng hằng năm cũng là ngày đầu tiên mở cửa rừng của người dân. Thời điểm lễ hội đông vui nhất có lẽ là từ tháng giêng đến tháng âm lịch. Vậy nên bạn cũng lưu ý chọn thời điểm đi lễ hội để không phải gặp tình trạng chen lấn xô đẩy nhau. 

II. Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội

Lễ hội chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Bà: Theo dân gian, công chúa Diệu Thiện (thường gọi là Chúa Bà, hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm) đến núi Hương Sơn tu hành chín năm rồi đắc đạo. Ngài thành Phật để cứu độ chúng sinh (ngày này được gọi là ngày 19 tháng 2 âm lịch, ngày đản sinh của Đức Phật).  Tháng 3 năm Canh Dần (1770), chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam cùng với quần thần. Nhà Chúa vào động Hương Tích, thắp hương ngắm cảnh và cho khắc 5 chữ “Nam Thiên đệ nhất động” lên vách đá ở cửa động. 

Động Hương Tích vốn đã là địa linh nhân kiệt lại càng thêm rung động lòng người. Có thể hiểu được vì Hương tích thờ Phật Bà Quán Thế Âm là chỗ dựa tinh thần cho lòng dân và cũng dân bình an hơn.  Có thể nói, chính chúa Trịnh Sâm là người đã biến địa điểm động Hương Thích trở thành một di tích lớn, đặt nền móng cho sự phát triển của lễ hội chùa Hương.  Kể từ đó, du khách cứ mỗi độ xuân về lại trẩy hội, nhưng phải đến năm 1896, hội chùa Hương mới chính thức trở thành một lễ hội của riêng với sự tổ chức có quy củ và nghi thức riêng. 

Lễ hội chùa Hương chính là lễ hội mang nét đẹp của văn hóa tín ngưỡng Bắc Bộ mà còn là nét giao thoa của Phật giáo thể hiện tín ngưỡng thờ cúng linh thiêng. Hơn nữa đến tham gia lễ hội du khách còn được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tuyệt đẹp của non nước.

III. Các nghi thức trong lễ hội

1. Phần Lễ – Lưu giữ nét đẹp tôn giáo

Phần lễ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổng thể của tôn giáo. Phần lễ ở lễ hội bắt đầu với lễ khai sơn (mở cửa rừng) vào mùng 6 tháng giêng. Nghi lễ này hàm chứa ý nghĩa mới – mở cửa chùa – khai lễ. 

Các sư thầy đang ngồi thiền trong phần lễ của lễ hội

Phần lễ được thực hiện khá đơn giản. Trong lễ dâng hương có hương, nến, đen, hoa quả và thức ăn chay. Trong khi thực hiện lễ thì có hai tăng ni mặc áo cà sa chạy và đánh đàn, trình diễn một vũ điệu rất uyển chuyển và lạ mắt không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Đồ lễ sau khi dâng mới tiến cúng lên bàn thờ. Từ ngày đầu tiên đến ngày kết thúc lễ hội, các tăng ni đến các chùa, đền để tụng kinh trong 30 phút.

2. Phần Hội – Hài hòa văn hóa và vẻ đẹp núi rừng

Bên cạnh phần lễ thành kính thì phần hội mang đến những hoạt động văn hóa, lễ hội thú vị và độc đáo. Trong những ngày diễn ra lễ hội thì bất cứ chùa hay sân nhà đều tổ chức các chiếu hát chèo, hát văn hay hát xẩm. Đây cũng là một hình thức sinh hoạt được nhiều du khách thích thú.  

Du khách có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp khi ngồi trên thuyền

Hơn nữa tại phần Hội của lễ hội còn hội tụ các trò chơi dân gian như bơi thuyền hay leo núi. Và du khách đến nơi đây sẽ có cơ hội ngồi thuyền để vãn cảnh non nước thần tiên cõi Phật mà còn hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ.

Để có thể biết thêm về nhiều lễ hội khác thú vị ở Việt Nam bạn có thể tham khảo về các lễ hội ở Việt Nam ngay nhé! 

IV. Kinh nghiệm đi hội chùa Hương

1. Giá vé thăm quan

Nhiều người khi đi thăm quan lễ hội chùa Hương thường băn khoăn về giá vé, dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp đến người đọc các giá vé thăm quan ở nơi đây:

Dịch vụ Người lớn (VNĐ/người) Trẻ em (VNĐ/người)
Tham quan chùa Hương 80.000
Vé đò chùa Hương Tuyến Đền Trình – Chùa Thiên Trù – động Hương Tích 50.000
Tuyến Tuyết Sơn – Long Vân 35.000
Giá vé cáp treo Một chiều 180.000 120.000
Khứ hồi 120.000 90.000

2. Lưu ý khi tham gia lễ hội

Để có một chuyến du lịch thăm quan lễ hội chùa Hương trọn vẹn hơn bạn cần lưu ý đến một số vấn đề như:

  • Nên chuẩn bị đầy đủ tư trang và đồ lễ tại nhà vì đến nơi đây bạn sẽ bị chặt chém mua đồ lễ với giá cao. Vậy nên bạn nên chuẩn bị đầy đủ sẵn lễ hương, sớ, bánh, trái,..
  • Khi đi lễ hội bạn cũng nên chú ý tới trang phục gọn gàng và lịch sử vì đây chủ yếu là hoạt động tâm linh lễ chùa. Hơn nữa khi đi chùa Hương phải đi bộ khá nhiều nên bạn nên chọn giày thoải mái.  

Vì đi chùa Hương phải đi bộ nhiều nên hãy chọn trang phục thoải mái lịch sự

  • Nên tham khảo trước giá cả để tránh bị chặt chém khi đi lễ hội như giá thăm quan vào cổng, vé đi đò, vé cáp treo,…
  • Một lưu ý khá quan trọng chính là đến vãn cảnh chùa bạn nên nhớ vứt rác đúng chỗ bảo vệ môi trường ở khu du lịch tâm linh. 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về lễ hội chùa Hương mà chúng tôi chia sẻ với các bạn để giúp các bạn có một chuyến đi du lịch ý nghĩa và trọn vẹn. Cảm ơn đã đón đọc! Đừng quên cập nhật những thông tin thú vị về lễ hội ở chuyên mục Lễ Hội của chúng tôi nhé!