Top 5 lễ hội Việt Nam không thể bỏ lỡ trong dịp Tết đến xuân về

Trong tiết trời đầu xuân chuyển giao từ năm cũ qua năm mới, con người cùng vạn vật như được thay áo mới, tràn đầy sức sống. Và đây cũng là khoảng thời gian đẹp nhất để tổ chức các lễ hội Việt Nam. Tết này bạn đã biết đi đâu chưa, nếu chưa thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé! Onsetbluesfestival.com giới thiệu đến bạn top 5 lễ hội lớn nhất nước ta.

1. Lễ hội Căm Mường

Lễ hội Căm Mường do người dân tộc Lự ở Lai Châu tổ chức

  • Thời gian diễn ra lễ hội: Đầu tháng Giêng đến mùng 3 tháng 3 Âm lịch.
  • Lễ hội Căm Mường do người dân tộc Lự ở Lai Châu tổ chức để dâng lễ vật tạ ơn thần linh và cầu nguyện cho một năm sung túc, điều lành ở lại, điều dữ mang đi.
  • Đây là một lễ hội truyền thống Việt Nam độc đáo của đồng bào vùng cao mà nhiều du khách sẽ muốn đến xem một lần vào dịp đầu xuân.
  • Lễ vật dâng lên thần linh tuy đơn giản nhưng chứa đầy sự tỉ mỉ. Trong mâm ngoài hoa quả, rượu thịt còn có 18 chiếc thuyền giấy màu vàng và màu xanh. Hai màu sắc tượng trưng cho hình ảnh một năm được mùa, ấm no.
  • Nghi thức cúng lễ có 4 phần: lễ thỉnh thần, lễ khấn cầu, lễ Căm Mường và các nghi lễ kết thúc.

Các trò chơi ném quen thuộc như đẩy gậy, té nước giải đen

  • Người Lự không sử dụng khèn, sáo, trống hay bất kỳ một loại nhạc cụ nào trong phần lễ
  • Phần hội diễn ra với màn thổi sáo mẹ, sáo con hòa theo tiếng hát của các cô gái.
  • Bên cạnh đó còn có các trò chơi ném quen thuộc như đẩy gậy, té nước giải đen…

 

2. Lễ hội Chùa Hương

Quần thể chùa Hương rộng với nhiều thắng cảnh

  • Thời gian diễn ra lễ hội: Từ mùng 6 Tết đến hết tháng 3 âm lịch.
  • Địa điểm: Chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
  • Đây là nơi đất Phật linh thiêng, nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Đặc biệt, quần thể chùa Hương là một tổng thể tín ngưỡng tại Việt Nam quy tụ Đạo, Nho giáo và Phật giáo với nhiều đền, chùa, miếu nổi tiếng cùng nhiều truyền thuyết huyền bí.
  • Quần thể chùa Hương gồm: suối Yến, bến Đục, đền Trình, núi Ngũ Nhạc, chùa Thiên Trù, đền Cửa Vòng, động Hương tích, chùa Cả và nhiều di tích tâm linh khác.
  • Phần lễ tại Chùa Hương được diễn ra với nhiều nghi thức cúng Phật linh thiêng và trang trọng.

Phần lễ diễn ra với nhiều nghi thức cúng Phật linh thiêng

  • Phần hội nhộn nhịp với các hoạt động như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn

3. Hội Lim

Lễ hội lớn nhất tỉnh Bắc Ninh

  • Thời gian diễn ra lễ hội: Từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch.
  • Lễ hội lớn nhất tỉnh Bắc Ninh, gắn với câu dân ca quan họ ngọt ngào, trữ tình. Nơi đây thu hút du khách thập phương tìm đến để được sống với một không gian đầy đủ tiết xuân cùng các trò chơi dân gian vui nhộn.

Các làn điệu quan họ với nội dung ca ngợi công lao dựng và giữ nước

  • Các làn điệu quan họ với nội dung ca ngợi công lao dựng và giữ nước, cảnh đẹp đồng quê, về sản xuất lao động và hát về tình yêu đôi lứa.
  • Bên cạnh được nghe những câu hát làm say đắm lòng người, du khách còn được trực tiếp tham gia các trò chơi dân gian như đấu vật, đấu cơ, đu tiên, nấu cơm…

4. Lễ hội Cầu Ngư

Thanh niên khiêng chiếc thuyền sặc sỡ tượng trưng cho việc xuất hành ra khơi

  • Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày 12 tháng Giêng âm lịch.
  • Lễ hội Cầu Ngư là cách mà người dân làng Thai Dương Hạ, xã Hải Dương, Thị xã Hương Trà tỏ lòng tưởng nhớ vị thành hoàng của làng Trương Quý Công có công dạy cho dân nghèo đánh cá và buôn bán ghe mành.
  • Phần hội diễn ra với nhiều trò chơi hài hước nhưng tái hiện lại cuộc sống của người dân nơi đây như trò bủa lưới, trò quệ, giạ xúc ruốc, bủa lưới nậu lưới… Sau khi đánh bắt cá xong, người dân còn tái hiện lại cảnh chợ cá tấp nập kẻ mua người bán. Cuối cùng kết thúc hoạt cảnh là hình ảnh những con thuyền đánh bắt xa khơi…

Cụ bà vừa đánh bắt được ra chợ bán

  • Lễ hội Cầu Ngư hầu như địa phương giáp biển nào cũng tổ chức song lễ hội tại Huế thì hài hước và đặc biệt nhất.
  • Lễ hội Cầu Ngư còn có một cuộc tranh tài hấp dẫn với rất nhiều tay chèo giỏi nhất khu vực. Trải là những chiếc thuyền với các bộ phận có thể tháo rời, thường được làm bằng gỗ quý hiếm và sử dụng chuyên môn của các thợ trải khác nhau. Cuộc đua trên phá Tam Giang cũng sôi động và hấp dẫn không kém gì một trận đấu lớn.

5. Lễ hội Núi Bà Đen

Tượng Phật niết bàn to lớn và trắng muốt trên núi Bà Đen

  • Thời gian diễn ra lễ hội: Từ chiều 30 Tết đến hết tháng 2 âm lịch.
  • Đầu xuân, trời Nam ấm áp, người dân đổ về Núi Bà Đen ở Tây Ninh cầu một năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý. Đặc biệt vào ngày Rằm tháng Giêng, rất đông khách hành hương về chiêm bái cùng tham quan. Đây là một địa điểm du lịch linh thiêng, nơi tập trung nhiều người từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai.
  • Từ chân núi có rất nhiều chùa, miếu, hang động và tượng, trong đó có Điện Bà, chùa Phật, động Thanh Long, động Huyền Môn, Động Kim Quang, Hang Gió… quanh năm hương khói nghi ngút.
  • Điện Bà nằm ở lưng chừng núi với tượng Bà bằng đồng đen, khoác trên mình bộ áo lộng lẫy, trang sức lấp lánh. Đi bộ lên núi viếng Bà là cách để mọi người thể hiện sự tận tâm của mình.
  • Tượng Phật niết bàn trên núi Bà Đen nằm bình yên, trắng muốt mang lại cảm giác tịnh tâm và an lành cho du khách.

Nhiều du khách đã cố gắng leo lên đỉnh núi để có thể tận hướng bình mình buổi sáng

Có thể thấy, từ Bắc chí Nam những ngày đầu xuân nơi đâu cũng nô nức mùa lễ hội. Trên đây, là một số lễ hội Việt Nam nổi tiếng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng đây sẽ là những gợi ý cho chuyến du xuân đầu năm cho bạn và gia đinh.

Gửi bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *